Phương pháp nâng cao tinh thần thể dục thể thao cho sinh viên

Giáo dục thể chất là  một yếu tố không thể thiếu trong đào tạo phát triển toàn diện của sinh viên trong nhà trường. Tuy nhiên, đa phần sinh viên đều coi đây là môn phụ và xem nhẹ. Vậy làm thế nào để nâng cao tinh thần thể dục thể thao cho sinh viên?

Thực trạng Giáo dục thể chất tại những trường Đại học, Cao đẳng

Tại những đơn vị đào tạo, công tác Giáo dục thể chất được các cấp lãnh đạo khá quan tâm. Giáo dục thể chất thường xuyên được đổi mới, nâng cao trang thiết bị, cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ… Tuy nhiên, công tác Giáo dục thể chất và thể thao học đường tại nhiều trường Đại học và Cao đẳng bị hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu đào tạo đặt ra.

Vấn đề ở đây là sinh viên chỉ tập trung vào những môn học chuyên ngành và thờ ơ, coi nhẹ môn thể chất. Hầu hết sinh viên tập trung cho việc học chuyên ngành là chính, giáo dục thể chất chỉ được xem là môn phụ. Do đó, sinh viên không có hứng thú và thái độ tích cực khi học tập.

Bên cạnh đó thì rất nhiều em có tố chất thể lực yếu, luyện tập vất vả và chưa ý thức được tác dụng môn học cũng như ý thức rèn luyện thể dục chưa cao…là nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hứng thú của sinh viên đối với giờ học Giáo dục thể chất.

Chính vì thế, việc nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao hứng thú trong giờ học giáo dục thể chất chính khóa của sinh viên sẽ là cơ sở khách quan cho việc tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục thể chất, góp phần đào tạo nhân cách phát triển toàn diện con người.

Phương pháp nâng cao tinh thần học Thể dục thể thao cho sinh viên

Theo những tài liệu, quan điểm và nguyên tắc giáo dục thể chất, có 4 nguyên tắc được áp dụng khi xây dựng biện pháp nhằm nâng cao tính hứng thú, đó là:

- Nguyên tắc tính thực tiễn: những biện pháp phải xuất phát từ thực tiễn của đất nước, của ngành nói chung và của từng trường nói riêng.

- Nguyên tắc tính đồng bộ: các biện pháp phải đa dạng nhiều mặt và giải quyết các vấn đề của thực tiễn.

- Nguyên tắc tính khả thi: biện pháp đề xuất phải có được khả năng thực thi.

- Nguyên tắc bảo đảm tính khoa học: các biện pháp phải mang tính khoa học và giải quyết vấn đề có tính khoa học.

Trong bốn nguyên tắc trên, nguyên tắc tính thực tiễn và tính khả thi là hai nguyên tắc được áp dụng nhiều nhất, bởi phải căn cứ vào thực trạng cụ thể của nhà trường về cơ sở vật chất, nhận thức của sinh viên về thể dục thể thao, nhu cầu động cơ đến với thể dục thể thao của học sinh, sinh viên… để lựa chọn các biện pháp, có như vậy các biện pháp mới mang tính khả thi.

Từ những nguyên tắc nêu trên , có thể đưa ra những biện pháp nâng cao hoạt động học tập giáo dục thể chất:

- Tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích môn học: thông qua giờ học nội khóa, các buổi sinh hoạt cuối tuần, các bản tin thể thao, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc hội thảo và thi tìm hiểu về thể dục thể thao…

- Có phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt: giúp tinh thần học tập của sinh viên tốt hơn, các em không còn thấy sợ khi phải ra sân học giờ thể dục mà ngược lại các em hồ hởi khi được ra sân.

- Giáo viên biết cổ vũ, khích lệ, động viên các em học tập: giúp các em tự tin và mạnh dạn thực hiện động tác kỹ thuật cho giáo viên xem và sửa chữa lỗi kỹ thuật cho các em.

- Nhà trường có phong trào thể dục thể thao tốt: thành lập các câu lạc bộ bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, bóng đá… qua đó nâng số lượng cán bộ công chức trong nhà trường thường xuyên tham gia tập luyện.

- Tận dụng thích đáng phương pháp trò chơi và thi đấu trong giờ học: bằng việc tân dụng các hình thức trò chơi trong giờ học giúp các em cảm thấy giờ học không nặng nề và tẻ nhạt. Giáo viên luôn hoan nghênh khi các em tự sáng tác các trò chơi vận động mới.

Theo Yến Nhi – Liên thông Cao đẳng Dược sưu tầm và tổng hợp

Rate this post

fraserburghfc