Mặc dù thể dục thể thao là một môn học bắt buộc trong nhà trường nhằm mục đích nâng cao sức khỏe thể chất cho sinh viên, tuy vậy do nhiều nguyên nhân đến nay bộ môn này vẫn chưa thực sự được sinh viên chú trọng.
Sinh viên có rất nhiều lý do khác nhau để từ chối các hoạt động thể thao này dù có đang trong thời gian rảnh rỗi vì nhiều lý do khác nhau như: ngại vận động, không có thời gian, không hứng thú, không có điều kiện kinh tế… và một bộ phận không nhỏ có tư tưởng cho rằng thể dục thể thao chỉ là một môn phụ nên có tâm lý xem nhẹ.
Vì trên lớp các em hào hứng với môn học này rất ít nên nhiều trường cũng áp dụng nghiên cứu nâng cao hiệu quả từ các hoạt động ngoại khóa để nâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần của sinh viên. Tuy nhiên thì không ít trường đành hủy lịch và bó tay vì số lượng sinh viên đăng ký tham gia rất ít.
Đơn cử như tại Trường cao đẳng y khoa pham ngọc thạch, nhiều sinh viên chia sẻ nhà trường và giáo viên cũng từng tổ chức rất nhiều các hoạt động ngoại khóa cho sinh viên nhưng giáo viên thì đi đủ nhưng sinh viên thì vắng hoe. Các bạn sinh viên đang xem thường sức khỏe của chính bản thân mình và không có những hoạt động tích cực cho quy định chung. Dành nhiều thời gian cho giải trí, chơi game, xem phim, đi relax,… nhưng hoạt động thể thao thì “lười”.
Nhà trường thường tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên ở các môn như: cầu lông, bóng bàn, điền kinh, bơi lội, bóng đá…là hoàn toàn phù hợp với điều kiện sức khỏe và đặc thù học tập của sinh viên. Ở một khảo sát nhỏ, số sinh viên thích hoạt động TDTT ngoại khóa chiếm tỷ lệ thấp (13,42%).
Nguyên nhân sâu xa bên cạnh bận việc học thì môn học TDTT cũng yêu cầu thi các học phần bắt buộc gây cho sinh viên tâm lý lo sợ nên các hoạt động thể thao ngoại khóa không còn gây được hứng thú cho sinh viên. Đồng thời, nhà trường cũng cần xây dựng nội dung, hình thức và cơ sở vật chất cho hoạt động thể thao ngoại khóa mang tính hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia hơn.
Khoa giáo dục thể chất của các trường ĐH nên có nhiệm vụ tổ chức giải thể dục thể thao kích thích tinh thần học tập cho sinh viên ở môn học này để các em có sự hào hứng hơn. Không nên biến môn thể dục thành một môn học nhàm chán, xin xỏ để được qua môn. Bên cạnh đó giáo viên cũng cần phải tăng cường giáo dục ý nghĩa mục đích môn học, thay đổi cách dạy để tạo ra không khí thi đua trong lớp học, nâng cao năng lực giảng dạy, đặc biệt là phải biết sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp và linh hoạt.
Theo nhận định tỷ lệ sinh viên của trường phải thi lại môn giáo dục thể chất chiếm gần 10%. Còn tại các trường phổ thông, môn học TDTT là môn đa số phụ huynh đều không coi trọng. Nhiều phụ huynh có quan niệm đó là môn phụ nên chỉ chú trọng cho con học các môn văn hóa cơ bản để thi.